18 Jun 2012

Đặc tính nhớt của chất lỏng


Đặc tính nhớt của chất lỏng
Đặc tính nhớt của chất lỏng luôn phải tính đến trong quá trình tính toán và thiết kế hệ truyền dẫn thủy lực. Ta có thể nhìn thấy nhanh điều này khi chọn chất lỏng làm việc cho hệ, khi tính toán đường ống dẫn, chọn máy bơm, chọn thiết bị lọc, tính toán hao phí,.... Ở bài trước mình đã giới thiệu chung chung các tính chất vật lý của chất lỏng. Trong bài này mình sẽ trình bày cụ thể vào đặc tính nhớt của chất lỏng.
Tính nhớt là tính chất của chất lỏng chống lại sự trượt hay dịch chuyển giữa các lớp chất lỏng.  Nguyên nhân chính của hiện tượng này là do xuất hiện nội ma sát giữa các lớp chất lỏng chuyển động tương đối với nhau.
Kết quả nghiên cứu chuyển động ổn định của dòng chất lỏng dọc theo một bề mặt phẳng: vận tốc dòng chất lỏng tại điểm xét giảm tỷ lệ với khoảng cách tại đó tới bề mặt phẳng. Tức là vận tốc v=0 khi y=0. Khi đó giữa các lớp chất lỏng xuất hiện ứng suất tiếp tuyến.
Đặc tính nhớt của chất lỏng

Theo giả thuyết của Niuton thì ứng suất tiếp tuyến giữa các lớp chất lỏng tỷ lệ thuận với gradien vận tốc và phụ thuộc vào loại chất lỏng.
Đặc tính nhớt của chất lỏng

Ở đó: µ - là hệ số tỷ lệ phụ thuộc vào loại chất lỏng, µ được gọi là độ nhớt động lực học của chất lỏng. Đơn vị [µ]=N.s/m2. Ngoài ra độ nhớt động lực còn tính theo các đơn vị: kg/ms, P (poazo), cP (centipoazo). Chúng ta có mối quan hệ sau.
1 Ns/m2=1 kg/ms =10P =1000 cP
Trong công thức trên thành phần dv/dy – đặc trưng cho mức độ dịch chuyển. Như vậy chỉ khi chất lỏng chuyển động mới xuất hiện ứng suất tiếp tuyến. Khi chất lỏng đứng yên coi ứng suất tiếp tuyến bằng 0.
Trong kỹ thuật còn sử dụng khái niệm độ nhớt động học, kí hiệu ν.
ν = µ/ρ          [ν]=m2/s
1 m2/s= 1 St ( Stốc) =100 cSt ( centiStốc)
Ngoài các đơn vị chuẩn trên ở một số nước còn có đơn vị đo độ nhớt riêng: Nga dùng độ Engle (0E), Anh dùng giây Redut (“R), Pháp dùng độ Bacbe (0B), Mỹ dùng giây Sebon (“S). Giữa các đơn vị này có công thức chuyển đổi.

Đặc tính nhớt của chất lỏng


Cần lưu ý rằng khi so sánh độ nhớt của 2 chất lỏng phải dùng cùng một đơn vị độ nhớt ở cùng điều kiện đo.
Sự phụ thuộc độ nhớt vào nhiệt độ và áp suất.
Nhiệt độ càng tăng thì độ nhớt của chất lỏng càng giảm. (Đối với chất khí lại ngược lại, nhiệt độ càng tăng độ nhớt chất khí càng tăng.)
Sự phụ thuộc vào nhiệt độ của độ nhớt có thể đánh giá theo công thức sau:
Ở đó: µ và µ0 – độ nhớt ứng với nhiệt độ T và T0, β – hệ số tỷ lệ.
Sơ đồ biểu diễn sự phụ thuộc như hình dưới:
Đặc tính nhớt của chất lỏng

Ảnh hưởng của áp suất đến độ nhớt không đáng kể. Nếu p<20 MPa thì không cần xét tới sự thay đổi độ nhớt khi áp suất thay đổi. Sự thay đổi này được mô tả bằng phương trình:
ν p= ν (1+kp)
ν – độ nhớt ứng với áp suất khí quyển
k – hệ số phụ thuộc loại dầu: k=0,002÷0,003
p – áp suất (at)

Điểm 4.6/5 dựa vào 87 đánh giá
  • SmartPay : Mở ví điện tử đơn giản tiện lợi Click xem
  • Pierre Cardin : Sale off cuối năm 50% Click xem
  • MB Android : Miễn phí chuyển khoản tới tất cả các ngân hàng Click xem

Bài liên quan

8 comments

Bạn có bảng tra thông số độ nhớt của chất lỏng không?
Nếu có bạn gửi cho mình qua email: tranbaokhangpt@gmail.com
Thanks bạn!!

Mình có thể tìm tài liệu tiếng Nga giúp và dịch cho bạn. Nhưng mình cần có thời gian. Sẽ mail lại sớm!

Bạn có thể cho mình biết mối liên hệ giữa vận tốc dòng chảy và độ nhớt ko, thanks bạn nhiều!

Bạn có thể cho mình biết mối liên hệ giữa vận tốc dòng chảy và độ nhớt ko, thanks bạn nhiều!

Vận tốc dòng chảy và độ nhớt có liên hệ với nhau. Ở đây còn có sự liên quan tới chảy tầng và chảy rối của chất lỏng. Bạn tìm tài liệu về vấn đề đó sẽ có câu trả lời nhé. Rất tiếc mình chưa biên tập được bài viết nào về chảy tầng và chảy rối

bạn nói rõ hơn về tác động của nhiệt độ được không. Dựa vào yếu tố nào để biết được sự tác động đó

bài viết rất hay và bổ ích.
Các bạn có thể tham khảo các thiết bị đo độ nhớt bên mình:
http://thietbidohienlong.blogspot.com/p/blog-page.html
Xin cảm ơn!

bạn ơi, cho mình xin tài liệu về độ nhớt phụ thuộc vào nhiệt độ. mình thấy bạn quên chưa đưa ra công thức thì phải. Gửi mail cho mình nhé: toanphysicsk56@gmail.com

- Đề nghị gõ tiếng Việt có dấu.
- Không nói tục, chửi bậy. Không spam, quảng cáo.
- Chỉ bàn luận tập trung vào vấn đề của bài viết.

< Các nhận xét không đúng yêu cầu sẽ bị xóa >
EmoticonEmoticon

POPULAR POSTS